Sau đợt giãn cách xã hội, nhiều gia đình khoe trên mạng xã hội về việc "vỡ kế hoạch" do ít đi ra ngoài. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Hà Nội thì trong thời gian qua tỉ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3, thứ 4 giảm.
Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học, đến năm 2038, nhóm dân số trên 60 tuổi ở nước ta có khoảng 21 triệu người, chiếm hơn 20% dân số. Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa thích ứng kịp với tốc độ “già hóa dân số” tăng nhanh ở nước ta. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng lấp đầy các khoảng trống trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Sàng lọc dị tật bẩm sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số, tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc tại Việt Nam mới chỉ dưới 1%. Khi triển khai sàng lọc trước sinh sẽ giúp chúng ta xác định các dị tật bẩm sinh của thai nhi để điều trị sớm hoặc chấm dứt thai kỳ đối với những thai nhi có bệnh lý di truyền hoặc dị tật bẩm sinh không khắc phục được.
Trong thời điểm dịch Covid -19 đang diễn ra phức tạp, tuy nhiên, để hoàn thành các chỉ tiêu công tác Dân số năm 2021, ngay từ cuối năm 2020, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 14409/SYT-CCDS ngày 17/12/2020 để hướng dẫn triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ về Dân số. Qua đó, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo nhấn mạnh tất cả các quận/huyện/thị xã xây dựng kế hoạch Chiến dịch và tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch phải linh động nhằm phần đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chiến dịch và vẫn phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch Covid-19 trong từng giai đoạn.
Kể từ khi Luật Bình đẳng giới ra đời và đi vào cuộc sống, chúng ta đã có nhiều hành động, chương trình, chiến lược để xóa bỏ bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình vẫn tồn tại phổ biến do sự quyết định của vai trò giới còn rất lớn.
Thực tế ở Việt Nam, cũng giống như nhiều quốc gia nông nghiệp khác, trong quan niệm truyền thống, nói đến người cao tuổi là nói đến tuổi già, đến sự suy giảm về sức khỏe và cần được quan tâm, chăm sóc. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện đại, hình ảnh người cao tuổi đã trở nên năng động hơn bằng việc tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, thể dục thể thao...
Di cư là một hoạt động bình thường trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân số, di cư là một thách thức lớn đối với công tác dân số - KHHGĐ nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng. Nếu không có những giải pháp hợp lý sẽ kéo theo những hệ quả và hệ lụy khôn lường. Thực tế hiện nay, phần lớn đối tượng dân di cư không được tiếp cận với những kiến thức và dịch vụ chăm sóc SKSS.
Sáng ngày 30/9/2015, đại diện Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Chi cục Dân số -KHHGĐ Hà Nội cùng Đại sứ Thiện chí về Dân số & Phát triển – ca sỹ Mỹ Linh đã đến thăm và tặng quà gia đình anh Khuất Quang Vĩnh, ngụ tại cụm dân cư số 1 – Thị trấn Phúc Thọ - huyện Phúc Thọ.
Gần đây, một số phương tiện truyền thông đăng tải thông tin “các cặp vợ chồng được quyền quyết định số con”, tuy nhiên, trả lời chính thức về vấn đề này, ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ cho rằng, thông tin này không chính xác. “Mỗi cặp vợ chồng được quyết định số con là vấn đề rất nguy hiểm chỉ là việc sinh con tự phát, không phù hợp với chính sách dân số của Việt Nam”, ông Lê Cảnh Nhạc khẳng định.
Cải thiện sức khỏe sinh sản, giảm tử vong mẹ là một trong những cam kết mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Mặc dù sức khỏe bà mẹ đã được cải thiện một cách đáng kể, tuy nhiên tại các vùng miền núi, vùng dân tộc, tỷ lệ tử vong mẹ vẫn cao gấp ba đến bốn lần so với các vùng khác.