Theo các chuyên gia, người cao tuổi có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động để con cháu trong gia đình và nhân dân ở khu dân cư chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc hiện đang ở mức thấp nhất trong số các thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Năm 2016, Hàn Quốc chỉ có 406.000 trẻ em được sinh ra, ít hơn nhiều so với mức 867.000 trẻ em năm 1981.
Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đã chỉ đạo “chuyển trọng tâm của chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao CLDS”.
Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và liên tục giữ vững tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) ở mức dưới 2,1 con hơn 10 năm qua; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để tiếp tục giữ vững được thành quả của công tác dân số với sự phát triển của đất nước, Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ một trong những mục tiêu quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới là: Duy trì mức sinh thay thế; tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con.
Ngoài những khó khăn về đời sống kinh tế – xã hội, quan hệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đang là nguyên nhân làm suy giảm sức khoẻ, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi ở một vài địa phương vùng miền núi của Hà Nội
Chất lượng dân số là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng thể chất, trí tuệ và tinh thần của cộng đồng dân cư. Chất lượng dân số thấp sẽ là thách thức không nhỏ cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương, chính vì vậy, thời gian qua, huyện Gia Lâm đã tăng cường triển khai và tổ chức thực hiện đồng bộ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện.
Di cư là một hoạt động bình thường trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân số, di cư là một thách thức lớn đối với công tác dân số - KHHGĐ nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng. Nếu không có những giải pháp hợp lý sẽ kéo theo những hệ quả và hệ lụy khôn lường. Thực tế hiện nay, phần lớn đối tượng dân di cư không được tiếp cận với những kiến thức và dịch vụ chăm sóc SKSS.