Huyện Gia Lâm chú trọng các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Thứ sáu - 27/05/2016 00:20    Lượt xem: 1589

Huyện Gia Lâm chú trọng các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Chất lượng dân số là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng thể chất, trí tuệ và tinh thần của cộng đồng dân cư. Chất lượng dân số thấp sẽ là thách thức không nhỏ cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương, chính vì vậy, thời gian qua, huyện Gia Lâm đã tăng cường triển khai và tổ chức thực hiện đồng bộ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện.
         Những năm gần đây, công tác dân số-KHHGĐ của huyện gặp nhiều khó khăn: tỷ số giới tính khi sinh còn ở mức cao (năm 2013: 118/100), cơ cấu dân số chuyển dần sang cơ cấu dân số già (tỷ lệ dân số 60 tuổi trở lên chiếm 12.2%), việc nhận thức về sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn nhiều hạn chế, vấn đề khám sức khỏe tiền hôn nhân có những khó khăn nhất định, tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh sản còn cao,…
         Trước tình hình thực tiễn đặt ra như vậy, Ban Chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ huyện đã xác định cần phải đẩy mạnh các hoạt động về dân số - KHHGĐ, phối hợp tốt với các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt trong 2 năm 2015 – 2016, Trung tâm dân số - KHHGĐ đã triển khai một số hoạt động trọng điểm nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện, cụ thể đó là:
         Trung tâm dân số - KHHGĐ huyện đã tham mưu với Ban thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 01-CT/HU ngày 9/9/2015 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng đó là: tiếp tục xác định công tác dân số - KHHGĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng và của cả hệ thống chính trị, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, của từng gia đình và toàn xã hội; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng dân số.
Bằng sự chủ động và tích cực tham mưu với  UBND huyện, ngày 16/7/2015 Bộ phận tư vấn, dịch vụ dân số - KHHGĐ trực thuộc Trung tâm dân số-KHHGĐ huyện được thành lập và đi vào hoạt động (thực hiện vào các ngày thứ 4, thứ 5 hàng tuần) với nhiệm vụ tư vấn kiến thức về dân số/ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, sàng lọc trước sinh và sơ sinh; siêu âm sàng lọc trước sinh cho bà mẹ mang thai, siêu âm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản,... Thông qua hoạt động của Bộ phận tư vấn, mỗi tháng trung bình có khoảng từ 200 đến 220 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tư vấn kiến thức và siêu âm kiểm tra sức khỏe bản thân và thai nhi. Đặc biệt, từ đầu năm 2016, Trung tâm đã bổ sung thêm một số dịch vụ mới như: siêu âm tuyến giáp và siêu âm vú, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch dân số - KHHGĐ, đặc biệt là các chỉ tiêu về sàng lọc trước sinh và sơ sinh đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho người dân.


                                   
Khám khiếm thính tại trường mầm non Văn Đức

           Ngoài việc tuyên truyền thường xuyên và định kỳ, Trung tâm dân số -KHHGĐ đã đề xuất với UBND huyện cấp kinh phí bổ sung (ngoài nguồn 3000đ/1người dân) để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tọa đàm tập trung vào nâng cao chất lượng dân số tại 100% các xã, thị trấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới, phụ nữ tiền mãn kinh, thanh niên tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; thực trạng, hệ lụy của việc lựa chọn giới tính thai nhi... thực hiện tập trung từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2016.
Từ đầu năm 2016, Trung tâm dân số -KHHGĐ huyện cũng phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức tư vấn và khám khiếm thính cho gần 800 học sinh 2 trường mầm non Lệ Chi và Văn Đức. Các học sinh mầm non đã được kiểm tra, khám sàng lọc bằng phương pháp đo “âm ốc tai” và đo “nhĩ lượng” đồng thời tư vấn và giới thiệu cho gia đình trẻ các cơ sở y tế đáng tin cậy để chuẩn đoán xác định chuyên sâu và có hướng điều trị kịp thời nhằm hạn chế trẻ bị khiếm thính.
         Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, bên cạnh các hoạt động trọng điểm đó, ngành dân số Gia Lâm, hàng năm đều tham mưu với UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tới các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt từ năm 2014 đến nay, tổ chức chiến dịch không dàn trải ở tất cả các xã mà tập trung trọng tâm trọng điểm những đơn vị còn khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế và còn nhiều thách thức về chất lượng dân số đặc biệt chú trọng đến chất lượng phục vụ của đội ngũ y bác sĩ. Với thực tế đó, kết quả chiến dịch năm 2014- 2016 đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu về biện pháp tránh thai đều hoàn thành vượt mức, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản giảm qua các năm, chị em phụ nữ được tư vấn và khám với chất lượng tốt hơn đã góp phần nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ.


                                             Tọa đàm nâng cao chất lượng dân số tại xã Phú Thị

         Ngoài ra, Trung tâm DS- KHHGĐ huyện còn chú trọng triển khai các mô hình như: mô hình “Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”, “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”, “Chăm sóc sức khỏe nam giới”, “Chăm sóc sức khỏe sinh sản quanh tuổi mãn kinh”,…. Hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh được duy trì tại tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện, đã vận động được 65% thai phụ mang thai đi sàng lọc trước sinh, 75% trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh, trong 2 năm 2015 – 2016 đã phát hiện 2 trẻ thiếu men GP6PD, 01 trẻ dương tính với bệnh suy giáp trạng bẩm sinh.
        Ban Chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ huyện Gia Lâm xác định, để nâng cao chất lượng giống nòi cần nhiều giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp, tuy nhiên, với riêng ngành dân số huyện xác định cần tập trung nâng cao “đầu vào” bằng đẩy mạnh 3 cấp dự phòng: tư vấn - kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Thực hiện tốt được 3 cấp dự phòng trên, sẽ giúp các cặp vợ chồng có được sức khỏe tốt nhất và cho ra đời những công dân khỏe mạnh cả về thể lực, trí tuệ và tinh thần.  

Tác giả: TT DS-KHHGĐ quận Gia Lâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây