Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Người bệnh tan máu bẩm sinh không chỉ bị suy giảm về sức khỏe mà còn phải chịu nhiều kỳ thị vì hình thức bề ngoài, khiến họ rất khó tìm được việc làm ổn định và cả hạnh phúc cho riêng mình. Mặc dù sinh ra không may mắn nhưng rất nhiều người bệnh vẫn luôn cố gắng vượt lên bệnh tật để sống tự lập đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng.
Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, cơ cấu dân số đã có thay đổi mạnh mẽ, chất lượng dân số từng bước được nâng cao. Mặc dù vậy, một số đơn vị ngoại thành Hà Nội, tỷ suất sinh thô và sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao. Từ thực trạng đó, năm 2016, Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ Hà Nội đã chuyển hướng Chiến dịch Truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ sang Chiến dịch Truyền thông lồng ghép với dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ.
Cải thiện sức khỏe sinh sản, giảm tử vong mẹ là một trong những cam kết mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Mặc dù sức khỏe bà mẹ đã được cải thiện một cách đáng kể, tuy nhiên tại các vùng miền núi, vùng dân tộc, tỷ lệ tử vong mẹ vẫn cao gấp ba đến bốn lần so với các vùng khác.