Mô hình truyền thông CSSKSS tới dân di cư tự do tại Nam Từ Liêm

Thứ sáu - 06/11/2015 03:07    Lượt xem: 2342

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Giám đốc TT Dân số - KHHGĐ quận Nam Từ Liêm trong một buổi truyền thông CSSKSS tới người dân di cư trên địa bàn phường Phú Đô

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Giám đốc TT Dân số - KHHGĐ quận Nam Từ Liêm trong một buổi truyền thông CSSKSS tới người dân di cư trên địa bàn phường Phú Đô
Di cư là một hoạt động bình thường trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân số, di cư là một thách thức lớn đối với công tác dân số - KHHGĐ nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng. Nếu không có những giải pháp hợp lý sẽ kéo theo những hệ quả và hệ lụy khôn lường. Thực tế hiện nay, phần lớn đối tượng dân di cư không được tiếp cận với những kiến thức và dịch vụ chăm sóc SKSS.
           Là một trong những quận nội thành Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh mẽ nhất với nhiều dự án trọng điểm đã và đang đang được triển khai, Nam Từ Liêm có tỉ lệ dân di cư đến sinh sống và làm việc rất lớn. Các đối tượng dân di cư tập trung nhiều tại các quận Trung Văn, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì và rải rác ở các quận khác. Người dân di cư ở quận Nam Từ Liêm đến từ mọi miền đất nước nên cũng gây không ít khó khăn trong việc quản lý của địa phương. Nắm bắt tình hình thực tế và nhận thức được tầm quan trọng, thiết thực của việc CSSKSS/KHHGĐ cho người dân di cư, ngay từ khi Thành phố triển khai mô hình từ năm 2014, TT Dân số - KHHGĐ quận Nam Từ Liêm đã trở thành một trong 5 đơn vị cơ sở đầu tiên thực hiện mô hình này.
            Tính riêng trong năm 2015, TT Dân số - KHHGĐ quận Nam Từ Liêm đã tổ chức 03 buổi truyền thông tới đối tượng là dân di cư trên địa bàn với hình thức là buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề về các chủ trương, chính sách và kiến thức DS/SKSS/KHHGĐ. Tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình; nam và nữ thanh niên di cư. Tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh tại khu vực có đông người lao động di cư, khu công nghiệp; truyền thông nhóm nhỏ trực tiếp tại cộng đồng dân di cư, cung cấp các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, tờ bướm, sách mỏng…Cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ tại nơi cư trú và tại nơi lao động theo thời gian phù hợp với điều kiện sinh hoạt của nhóm đối tượng. Cùng với đó là các pano, áp phích, khẩu hiệu được treo ở các điểm tập trung đông đối tượng và kết hợp với các hoạt động cổ động, mít tinh, biểu diễn văn nghê. Bên cạnh đó, các CTV của TT DS-KHHGĐ quận cũng đã đến tư vấn trực tiếp cho 300 đối tượng dân di cư trên địa bàn quận; cung cấp 500 tờ rơi, tờ bướm, sách mỏng các loại…
Ngoài ra, do đặc thù của dân di cư phần lớn là lao động chân tay, giờ giấc làm việc cố định và kéo dài nên việc tiếp cận đối tượng thường gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, một bộ phận không nhỏ những chủ nhà trọ đã được tuyên truyền, vận động để trở thành những cộng tác viên tích cực.
            Với đối tượng nam, nữ thanh niên di cư, các bác sỹ của TT Dân số - KHHGĐ quận đã tập trung tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân, cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cách bảo vệ bản thân trong tình yêu, HIV/AIDS, khám sức khỏe tiền hôn nhân để mang lại hạnh phúc lứa đôi… Đối với các hộ gia đình thì chủ yếu tập trung tư vấn các biện pháp KHHGĐ hiện đại phù hợp, các vấn đề về tình dục và đời sống vợ chồng, phòng chống bạo lực trong gia đình… Chú trọng nâng cao các điều kiện sống, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ xã hội khác từ đó nâng cao chất lượng dân số Thủ đô, góp phần xây dựng xã hội phát triển./.

Tác giả: Hà My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây