Nhiều hệ luỵ khi dậy thì sớm Trong những năm gần đây, tỷ lệ số trẻ được phát hiện dậy thì sớm cũng như mắc các dị tật bất thường trên cơ thể đang gia tăng đã khiến nhiều gia đình hoang mang, lo lắng. Dậy thì sớm khiến trẻ có những biến đổi chuyển tiếp thành người trưởng thành quá sớm, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển sau này.
Bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động... Bệnh Thalassemia được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960.
Hầu hết trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh nhưng vẫn có khoảng 2-3% bị dị tật bẩm sinh, gây hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhờ sự tiến bộ của khoa học, nhiều dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bằng kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh, đem lại cho trẻ một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường.