Cẩn trọng mắc vi rút vzv khi mang thai

Thứ hai - 11/03/2024 05:24    Lượt xem: 98
Vi rút VZV (varicella-zoster) là một loại vi rút thuộc họ herpes, có thể gây bệnh thủy đậu và zona. Điều đáng nói, phụ nữ đang mang thai bị nhiễm thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng phức tạp, bởi vậy, bạn cần hết sức thận trọng trước loại vi rút này.
Nguy cơ khi nhiễm VZV đang mang tha
Theo chuyên gia của Viện Y học ứng dụng Việt Nam, những phụ nữ mang thai đã bị bệnh thủy đậu, hoặc nhiễm vi rút, hoặc tiêm phòng thủy đậu trước đó sẽ có miễn dịch. Tuy nhiên, những người chưa bao giờ nhiễm bệnh hay tiêm phòng sẽ không có miễn dịch với vi rút, do vậy sẽ có nguy cơ cao bị các biến chứng nếu nhiễm VZV trong thời kỳ mang thai. Bởi vì, vi rút VZV có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác. Cũng như vi rút có thể lây truyền trực tiếp từ người bị bệnh sang người lành qua chất tiết đường hô hấp, như các giọt bắn nhỏ khi người bệnh ho, hắt hơi.
Theo nghiên cứu, vi rút VZV có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh: Phụ nữ có thai nếu nhiễm thủy đậu nguyên phát khi mang thai (chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu, hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu) có thể lây truyền thủy đậu cho con của họ qua nhau thai. Nguy cơ của đứa trẻ tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh của người mẹ: Nếu mẹ bị nhiễm vi rút trong 12 tuần đầu tiên của thai kì, đặc biệt là trong tuần 8  đến 12, khoảng 0,5 - 1,0% trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh hiếm gặp gọi là hội chứng thủy đậu bẩm sinh. 
Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là: sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Nếu mẹ bị nhiễm vi rút trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt là tuần thai từ 13 đến 20, tỉ lệ trẻ sinh ra bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên mức 2%. Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu bẩm sinh, do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh… Vì những nguy cơ trên, việc hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng VZV khi mang thai là hết sức cần thiết. Bạn có thể cần được sàng lọc VZV khi mang thai.
anh vzV min
Tác nhân gây bệnh thủy đậu là Varicella zoster virus thuộc họ Herpesviridae
Cách xử trí và phòng bệnh
Theo chuyên gia của Viện Y học ứng dụng Việt Nam, vì vi rút varicella-zoster có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh, nên các bác sĩ thường chỉ định làm các xét nghiệm máu để sàng lọc nhiễm VZV ở những phụ nữ mang thai nghi ngờ mắc bệnh, hoặc chưa có miễn dịch với vi rút. Các xét nghiệm này thường được thực hiện trước khi mang thai, hoặc giai đoạn đầu của thai kì. Việc xét nghiệm sàng lọc được thực hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời, hạn chế mức độ nặng và biến chứng của bệnh.
Với phụ nữ từng bị nhiễm thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được tiêm phòng bệnh thủy đậu sẽ có kháng thể chống lại VRV, do vậy có miễn dịch với bệnh. Vì vậy khi mang thai, những phụ nữ này sẽ không lo ngại về biến chứng của bệnh với bản thân họ và thai nhi. Những phụ nữ mang thai chưa có kháng thể chống VZV trong người (chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu, hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu) sẽ có nguy cơ bị biến chứng khi nhiễm thủy đậu.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn hãy hỏi bác sỹ về việc tiêm vắc-xin phòng thủy đậu, nếu bạn có ý định mang thai mà chưa từng bị thủy đậu hay chưa tiêm chủng trước đó, phải tuân thủ theo đứng hướng dẫn của bác sỹ về thời gian tiêm phòng thủy đậu, bảo đảm chắc chắn mũi vắc-xin thứ hai phải được tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Nếu bạn không chắc chắn mình đã có miễn dịch với thủy đậu chưa, hãy nói với bác sỹ để bác sỹ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu nhằm xác định lượng kháng thể của bạn với vi rút.
Điều quan trọng, khi bạn dự định có thai, hoặc đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với những người đang bị thủy đậu. Nếu bạn sống trong vùng đang có dịch thủy đậu, hãy hạn chế tiếp xúc ở những nơi đông người, đặc biệt là ở nhà trẻ hoặc trường học, nơi có nhiều trẻ em mắc bệnh.

Tác giả: Huỳnh Anh

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dskhhgdhanoi.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây