Chi cục Dân số Hà Nộihttps://dskhhgdhanoi.gov.vn/uploads/logo-icon-removebg-preview.png
Chủ nhật - 23/06/2024 23:44Lượt xem: 193
Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 08/5/2024, quận Ba Đình tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông với chủ đề: “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.
Sáng ngày 22/6/2024 tại trường THCS Hoàng Hoa Thám, UBND quận Ba Đình, BCĐ công tác Dân số và phát triển quận phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương, UBND phường Vĩnh Phúc, BGH trường THCS Hoàng Hoa Thám tổ chức Điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 08/05/2024. Tới dự có Đ/c Phạm Thị Diễm - Quận ủy viên – PCT UBND quận Ba Đình - Trưởng Ban chỉ đạo Dân số và phát triển quận Ba Đình; các đồng chí là trưởng phố các tổ chức chính trị-xã hội quận, các đ/c là trưởng phó các phòng ban chuyên môn, các đ/c là Thành viên BCĐ công tác Dân số và phát triển quận và 14 phường, BGH và Hội đồng sư phạm trường THCS Hoàng Hoa Thám, các đồng chí là Đoàn viên thanh niên của Quận đoàn Ba Đình. Cùng các ông bà là trưởng các ban ngành đoàn thể chính trị xã hội, các ông bà là cộng tác viên Dân số trên địa bàn phường Vĩnh Phúc; các vị phụ huynh và học sinh trường THCS Hoàng Hoa Thám. Phát biểu tại lễ phát động, đồng chí Phạm Thị Diễm - Quận ủy viên – PCT UBND quận Ba Đình - Trưởng Ban chỉ đạo Dân số và phát triển quận Ba Đình nhắc lại những con số đáng lưu ý về bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trên thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh huyết sắc tố và Thalassemia. Tại Việt Nam, bệnh Thalassemia có mặt ở cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh với tỷ lệ hơn 13% (khoảng 14 triệu người), trong đó, có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Đồng thời nhấn mạnh bệnh Tan máu bẩm sinh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng các xét nghiệm tầm soát gen bệnh đơn giản, chi phí thấp. Chính vì vậy, đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận Ba Đình cần quan tâm, triển khai thực hiện một số nội dung sau: Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ thanh niên sắp kết hôn trong phòng bệnh, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tan máu bẩm . Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình tại địa phương thông qua các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) và các biện pháp phòng chống; tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm trước sinh và sơ sinh, hôn nhân cận huyết thống... Tổ chức cung cấp thông tin, tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội như zalo, facebook, tiktok,... tới các tầng lớp Nhân dân và các đối tượng là vị thành niên/thanh niên, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nghiên cứu, biên soạn, sản xuất, phân phối các loại hình tài liệu truyền thông đáp ứng nhu cầu tuyên truyền về bệnh Thalassemia tại cộng đồng. Ba là, tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho các nhóm đối tượng tại cộng đồng thông qua các hoạt động (hội nghị, lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên đề...) của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và của hệ thống y tế - dân số cơ sở, đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn: nội dung chủ yếu tuyên truyền, giáo dục về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; về tầm quan trọng của việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh; nguyên nhân, hệ luỵ của bệnh tan máu bẩm sinh đối với cộng đồng và xã hội. Bốn là, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho thanh niên trước khi kết hôn, đặc biệt là duy trì hoạt động của Mô hình Câu lạc bộ “Thanh niên không nên kết hôn muộn và không nên sinh con muộn” tại 14 phường, tổ chức khám sàng lọc, quản lý, theo dõi, tư vấn các đối tượng có nguy cơ cao, các trường hợp đang điều trị tại cộng đồng theo quy định. Cũng tại Điểm truyền thông, Đ/c Cao Thị Thủy – PCT UBND – Trưởng Ban chỉ đạo công tác Dân số & phát triển phường Vĩnh Phúc cũng đã thay mặt cán bộ và nhân dân phường Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cũng như các hành động nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, của gia đình, cộng đồng về tư vấn, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, đặc biệt là Bệnh tan máu bẩm sinh trong thời gian tới Tại Điểm truyền thông, Thạc sỹ - Bác sĩ Nguyễn Thị Chi, Bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung ương cũng đã cung cấp các thông tin về thực trạng, nguyên nhân của Bệnh tan máu bẩm sinh, các biện pháp phòng tránh và tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh. Đặc biệt kêu gọi cần sớm đưa bệnh thalassemia vào chương trình giảng dạy của các cấp học; Tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên và người trong độ tuổi sinh đẻ chủ động xét nghiệm, tầm soát gen bệnh Thalassemia;… Việc sàng lọc bệnh thalassemia cần thực hiện sớm hơn, ngay từ giai đoạn tiền hôn nhân, đồng thời tư vấn cho người mang gen bệnh các biện pháp sinh con khỏe mạnh, đó là điểm then chốt để tiến tới chấm dứt tình trạng trẻ sinh ra bị bệnh và giảm dần tỷ lệ di truyền gen bệnh trong cộng đồng Trước đó, Thực hiện Công văn số 347/CDS-TTGD ngày 22/4/2024 của Cục Dân số-Bộ Y tế về định hướng hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới năm 2024 với chủ đề “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”. Nhằm cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các văn bản của thành phố và quận, Trung tâm Y tế quận Ba Đình đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo các khoa, phòng có liên quan và Trạm y tế các phường tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Thalassemia Thế giới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tham mưu cho Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 08/5/2024. Đẩy mạnh tổ chức truyền thông, cung cấp thông tin về tình hình bệnh tan máu bẩm sinh hiện nay, bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể, bệnh bẩm sinh, nguyên nhân gây bệnh và các giải pháp chủ yếu trong phòng, chống và điều trị.Bên cạnh đó, phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Trung tâm VHTTTT và các ban ngành đoàn thể của quận tuyên truyền về Ngày Thalassemia thế giới 08/5/2024.Chủ động tuyên truyền, phổ biến lợi ích, ý nghĩa và giới thiệu về dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn quận theo 2 hình thức miễn phí và xã hội hóa cho người dân khi đến khám, chữa bệnh và tuyền truyền cho các đối tượng trên địa bàn quản lý. Các hoạt động truyền thông nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, đặc biệt là nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình về bệnh Thalassemia, tầm quan trọng của việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh;nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với bệnh Thalassemia. Tiếp tục nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình mở rộng tầmsoát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn quận Ba Đình đến năm 2030, từng bước góp phần làm giảm gánh nặng về kinh tế và tinh thần của từng gia đình, cộngđồng, xã hội và nâng cao chất lượng dân số. Các thông điệp truyền thông: 1. Chung tay phòng bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống Việt. 2. Hãy tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước. 3. Để có gia đình mạnh khỏe -hạnh phúc, vì chất lượng giống nòi và tương lai đất nước, hãy tích cực tham gia phòng bệnh tan máu bẩm sinh. 4. Chung tay phòng bệnh tan máu bẩm sinh - để có gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. 5. Không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống để bảo vệ giống nòi. 6. Phòng bệnh tan máu bẩm sinh là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. 7. Hãy tích cực tham gia phòng bệnh,chẩn đoán, điều trị chăm sóc hiệu quả bệnh tan máu bẩm sinh vì chất lượng giống nòi và tương lai đất nước. 8. Hãy đồng hành cùng hơn mười triệu người Việt mang gene bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống việt. 9. Tham gia phòng bệnh tan máu bẩm sinh vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
Một số hình ảnh tại Điểm truyền thông: