Cần ưu tiên vấn đề chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên
Nguyễn Mai
2024-02-25T20:57:00-05:002024-02-25T20:57:00-05:00https://dskhhgdhanoi.gov.vn/news/Tin-chuyen-nganh/can-uu-tien-van-de-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-suc-khoe-tinh-duc-cho-vi-thanh-nien-thanh-nien-552.htmlhttps://dskhhgdhanoi.gov.vn/uploads/news/2024_02/DTN tien hon nhan.jpg
Chi cục Dân số Hà Nộihttps://dskhhgdhanoi.gov.vn/uploads/logo-icon-removebg-preview.png
Thứ hai - 05/02/2024 20:13Lượt xem: 250
Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS, SKTD) vị thành niên, thanh niên là vấn đề mà xã hội rất quan tâm, được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chấtlượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS, SKTD) cho vị thành niên, thanh niên. Tuy nhiên, tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn của vị thành niên, thanh niên vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, các khu công nghiệp tập trung. Các em còn thiếu kiến thức về chăm sóc SKSS, SKTD
Theo kết quả “Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021” (Điều tra SDGCW) do Tổng cục Thống kê và UNICEF thực hiện cho thấy, hiện nay tuổi trung bình có quan hệ tình dục lần đầu tiên là 18,7 tuổi, sớm hơn so với kết quả điều tra năm 2003 (19,6). Tỷ lệ có quan hệ tình dục trước hôn nhân là 15%, cao hơn so với kết quả điều tra năm 2003 (7,6%) và 2008 (9,5%). Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (20,5% so với 9,3%).Đầu tư cho chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, vị thành niên, thanh niên là đầu tư cho sự phát triển của của quốc gia, dân tộc Mặc dù tỷ số phá thai đã giảm mạnh qua các năm từ 37 ca phá thai trên 100 trẻ đẻ sống (2005) xuống 13,2 ca (2019), trong đó chủ yếu là phá thai dưới 7 tuần tuổi thai (~75% trong những năm gần đây) nhưng mang thai và phá thai ở vị thành niên vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại ở Việt Nam đòi hỏi cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc giảm thiểu tình trạng này.
Theo các chuyên gia cho biết, tình trạng quan hệ tình dục sớm, tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo vệ sức khỏe của lứa tuổi này còn hạn chế. Hơn nữa, khi giáo dục về sức khỏe sinh sản cho các em, cha mẹ cũng thường có tâm lý e dè, né tránh, trong khi các em rất cần được hướng dẫn đầy đủ, sâu sắc. Khi có thắc mắc về những vấn đề “thầm kín”, các em sẽ có xu hướng tự lên mạng tìm hiểu hoặc tâm sự với bạn bè hơn là sẻ chia với cha mẹ, thầy cô. Các bác sĩ cảnh báo, mang thai ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Sức khỏe kém, có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, đau đớn, thậm chí tử vong. Việc phá thai có thể gây ra nhiều căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần; phá thai có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, sảy thai và sinh non ở những lần mang thai sau này…
Vì vậy, các chuyên gia nhận định, chăm sóc sức khỏe sinh sản, SKTD cho vị thành niên, thanh niên là công tác quan trọng góp phần ổn định nhiều mặt của xã hội, phòng tránh nhiều hệ luỵ tiêu cực trong giới trẻ và là nền tảng nâng cao chất lượng dân số, gia đình về lâu dài cho địa phương.
Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đạt được những thành công nhất định trong chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN, nhưng vẫn còn một số những bất cập như kiến thức, kỹ năng về chăm sóc SKSS, SKTD của VTN, TN còn hạn chế; giáo dục về SKSS, SKTD chưa tiếp cận được ở diện rộng; việc cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về SKSS, SKTD chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của VTN, TN. Theo đó, gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông; tăng cường lồng ghép giữa truyền thông và cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe; mở rộng đối tượng vận động là cha mẹ, ông bà… để giáo dục, động viên con em trong việc tham gia tư vấn, khám và chăm sóc sức khoẻ định kỳ. Đặc biệt, gia đình và xã hội cần tạo mọi điều kiện để vị thành niên, thanh niên tích cực học tập, lao động, chủ động tham gia các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khoẻ nói chung, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục lành mạnh nói riêng; bảo đảm để vị thành niên, thanh niên được quan tâm chăm lo toàn diện. Đầu tư cho chăm sóc SKSS, SKTD là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Cần ưu tiên hàng đầu vấn đề chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN
Trong Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và vị thành niên năm 2016, để hướng tới thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030, Liên Hợp Quốc cũng đã nhấn mạnh việc chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN thông qua tăng cường đầu tư cho chăm sóc sức khỏe, tăng độ bao phủ phổ cập, phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền, sự tham gia của các cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe.
Tại Việt Nam, Nghị quyết 21/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2030 giảm 2/3 vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng hướng đến mục tiêu này.
Tiếp đó, ngày 28/8/2020 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định phê duyệt và ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc SKTD, SKSS cho VTN, TN. Đây là định hướng của ngành Y tế trong việc phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh để giải quyết những thực trạng về SKTD, SKSS cho VTN, TN.
Ngày 29/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Đề án Chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN, TN giai đoạn 2021-2025” với mục tiêu cải thiện tình trạng SKSS, SKTD của VTN, TN thông qua việc đẩy mạnh truyền thông, tư vấn và tăng cường cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật chăm sóc SKSS, SKTD có chất lượng, phù hợp với điều kiện học tập, làm việc và sinh hoạt của các nhóm VTN, TN, góp phần đưa VTN, TN trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam